Welcome to our website !

Hướng Dẫn Chi Tiết Lắp Đặt Băng Cản Nước PVC Waterstop để Chống Thấm Hiệu Quả trong Xây Dựng

Chống thấm trong xây dựng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ công trình khỏi tác động của nước, và lắp đặt băng cản nước PVC Waterstop là một phương pháp hiệu quả để đạt được mục tiêu này. Dưới đây là Hướng Dẫn Chi Tiết biện pháp thi công lắp đặt băng cản nước waterstop để Chống Thấm Hiệu Quả trong Xây Dựng

I. Tại Sao Sử Dụng Băng Cản Nước Nhưng Vẫn Bị Thấm

1. Lựa Chọn Loại Băng Cản Nước Phù Hợp

Mặc dù lý thuyết khẳng định rằng sử dụng băng cản nước PVC Waterstop là biện pháp tốt nhất, nhưng thực tế thường xuyên gặp vấn đề khi:

Lựa chọn loại không phù hợp: Mỗi loại băng cản nước được thiết kế để phù hợp với loại công trình cụ thể. Lựa chọn sai loại có thể làm giảm hiệu quả chống thấm.

2. Thi Công Không Đúng Kỹ Thuật

Kiểm tra độ kết dính: Kích thước phù hợp là bước quan trọng, nhưng không kém phần quan trọng là kiểm tra và làm sạch diện tích lắp đặt. Đảm bảo rằng mặt sàn hoặc bề mặt cần chống thấm được vệ sinh và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bắt đầu quá trình lắp đặt.

3. Kích Thước Không Đáp Ứng

Hàn nối đầu cuộn: Trong trường hợp cần độ dài băng lớn hơn so với kích thước cuộn có sẵn, hàn nối đầu cuộn là một phương pháp phổ biến. Tuy nhiên, việc này cần phải được thực hiện đúng cách để tránh giảm hiệu suất chống thấm.

II. Cách Lắp Đặt Băng Cản Nước Đúng Quy Cách

1. Điều Kiện Băng Cản Nước Khi Lắp Đặt

Kích Thước Phù Hợp: Lựa chọn kích thước băng cản nước phù hợp với kích thước của công trình để đảm bảo sự chặt chẽ và đúng chuẩn.

Kiểm Tra Vị Trí Lắp Đặt: Kiểm tra và làm sạch diện tích lắp đặt để tăng độ kết dính vật liệu chống thấm.

2. Cách Lắp Đặt Băng Cản Nước

Hướng dẫn chi tiết biện pháp thi công lắp đặt băng cản nước waterstop

Trải Băng Theo Chiều Dài Mạch Ngừng: Đặt băng cản nước theo vị trí yêu cầu.

Định Vị Băng Cản Nước: Sử dụng lỗ nhỏ trên băng để định vị bằng dây kim loại, giữ chặt để không di chuyển trong quá trình đổ bê tông.

3. Đổ Bê Tông

Đổ Bê Tông Cân Bằng Áp Lực: Đảm bảo áp lực đều từ hai phía để tránh chênh lệch và đảm bảo băng cản nước không bị lệch về một phía.

Kiểm Tra và Vệ Sinh Trước Khi Đổ Lần Hai: Kiểm tra lớp bê tông đầu tiên đã đóng rắn và làm sạch bề mặt trước khi đổ lớp tiếp theo.

III. Các Loại Băng Cản Nước PVC Phổ Biến

Băng cản nước loại chữ O: Dùng cho mạch ngừng bê tông.

Băng cản nước loại chữ V: Dùng cho khe giãn nở bê tông.

Băng cản nước kiểu E: Lắp bên ngoài để ngăn nước từ bên ngoài.

Băng cản nước KN92: Sử dụng cho cả mạch ngừng và khe lún bê tông.

IV. Một Số Vấn Đề Cần Lưu Ý Khi Lắp Đặt

Đảm Bảo Áp Sát và Chìm Sâu: Hai mặt của băng cản nước phải chặt sát và chìm sâu vào bê tông.

Sử Dụng Cốt Pha: Sử dụng cốt pha giúp lắp đặt băng cản dễ dàng hơn.

Kiểm Tra Mối Nối và Uốn Cong: Đảm bảo các mối nối và chỗ uốn cong đạt tiêu chuẩn.

Lựa Chọn Băng Cản Nước Chất Lượng: Chọn mua từ nhà máy uy tín để đảm bảo chất lượng và kích thước phù hợp.

Lắp đặt băng cản nước đòi hỏi sự chú ý và kỹ thuật. Để đảm bảo công trình không bao giờ gặp vấn đề về thấm nước, liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp và đầy đủ.**

Chọn đặc sản mua làm quà khi đi du lịch tại Đà Nẵng

Bánh đậu xanh Hội An, Chả bò Đà Nẵng, Mắm tôm chua Dì Cẩn, Khô nai Đà Nẵng, Bánh dừa nướng Đà Nẵng  nằm trong những đặc sản Đà Nẵng bạn có thể chọn mua làm quà khi đi du lịch tại Đà Nẵng.

Dầu ăn meizan / Món ngon / Dầu đậu phộng


Bánh đậu xanh Hội An

Nhìn những chiếc bánh xinh xinh với màu sắc nhẹ nhàng quyến rũ, cấu trúc bánh chắc, bao lấy nhưn bằng mỡ rán khéo léo nằm bên trong trông như một tác phẩm nghệ thuật, hẳn ai cũng cảm nhận được một phần lý do tại sao bánh đậu xanh Hội An được nhiều du khách thập phương biết đến và chọn mua để về làm quà cho người thân.




Chả bò Đà Nẵng


Đà Nẵng không chỉ nổi danh với nhiều điểm thăm quan du lịch nổi tiếng cả nước, về ẩm thực thì Chả Bò Đà Nẵng được sép hạng vào loại đặc sản Đà Nẵng nổi tiếng, nhiều du khách gần xa khi đi tour du lịch Bà Nà thường yêu cầu lái xe ghé quán bán chả bò ngon ở Đà Nẵng mua vài ba ký Chả Bò về cho gia đình và làm quà tặng cho người thân.



Mắm tôm chua Dì Cẩn

Mắm tôm chua là một thứ nước chấm ngon , đặc biệt của miền Trung Việt Nam, làm từ tôm rảo tươi ủ chua.



Khác với mắm tôm mặn có màu nâu và con tôm đã bị giã nhuyễn, mắm tôm chua có màu hồng và con tôm còn nguyên hình. Khi làm mắm tôm chua phải chọn con tôm còn sống, rửa sạch bằng nước muối (nếu rửa bằng nước ngọt thì tôm sẽ bị tanh). Tôm rửa sạch được làm chín bằng cách ngâm vào rượu trắng mạnh. Tôm chín màu đỏ rực. Đem tôm trộn đều với xôi nếp, ớt, riềng và tỏi đã thái chỉ. Cuối cùng cho tất cả vào một cái hũ bằng sành hoặc đất nung, phía trên xếp một lớp lá ổi rửa sạch và vẩy cho hết nước, đậy kín lại. Sau 5-7 ngày là thành mắm tôm chua.


Khô nai Đà Nẵng

Khô nai Đà Nẵng khi ăn có mùi ngũ vị hương và các loại gia vị khác hòa quyện với nhau tạo thành một hương vị rất đặc trưng riêng của đặc sản Đà Nẵng. Nai có thớ dài nguyên, đẹp mắt, không bị vụn, thịt nai không quá khô, khi ăn bạn vẫn cảm nhận được vị ngọt ngon của thịt.


Bánh dừa nướng Đà Nẵng

Bánh dừa nướng Quảng Nam là 1 trong những loại đặc sản được ưa chuộng khi bạn ghé thăm thành phố Quảng Nam & Đà Nẵng xinh đẹp mộc mạc này.

Bánh dừa nướng Quảng Nam hiện nay có nhiều thương hiệu nhưng trong đó nổi tiếng hiện nay có bánh dừa nướng của Thái Bình & bánh dừa nướng của Quang Xứ Quảng.

Ngoài ra còn nhiều món khác bạn có thể mua ở đây: http://dacsanngon3mien.net/danh-muc/dac-san-mien-trung/dac-san-da-nang/

Cung cấp Chả bò, Tré bà Đệ, Khô mè bà Liễu giá rẻ tại HCM


Mua Chả bò, Tré bà Đệ, Khô mè bà Liễu giá sỉ tại Hà Nội - Chả bò, Tré bà Đệ, Khô mè bà Liễu mua ở đâu giá rẻ tại Hà Nội - Cung cấp Chả bò, Tré bà Đệ, Khô mè bà Liễu giá rẻ tại HCM. Chia sẻ bởi Dầu ăn Meizan


Vị dai, chua cay, dùng để lai rai thì ngon hết sẩy đó là những gì người ta cảm nhận về món tré Bà Đệ, đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng. Bất kỳ ai ghé đến thành phố biển đáng sống này cũng muốn tìm mua về cho người thân, bạn bè của mình. Ai mà ăn rồi thì sẽ khó mà quên được hương vị của nó.




Đà Nẵng có rất nhiều đặc sản nổi tiếng trong đó phải kể đến tré bà đệ một mớn ăn rất riêng. Tré bà đệ được coi là món ăn nhà nghèo những lại rất được mọi người và giới trẻ yêu thích. Ở Đà Nẵng, tré là một thứ dùng để “lai rai”, là món chua, cay đặc sắc mà nếu ai đó đã từng được thưởng thức cùng những người bạn trên xứ Quảng, hẳn sẽ khó lòng nào quên được.

Đặc sản tré bà đệ Đà Nẵng

Tré Bà Đệ được làm từ thịt của con heo như: thịt vai, thịt mông, thịt ba chỉ nên người ta gọi tré là món ăn của dân nghèo. Tuy vậy, tré vẫn là một món ngon, đặc sắc của biết bao thế hệ người dân xứ Quảng. Mà không chỉ có thế, tré đã theo chân những người lại qua mảnh đất miền Trung này để trở thành món ăn nổi tiếng khắp nơi trên cả nước.

Tré Bà Đệ có các sản phẩm như tré gói cổ truyền, tré gói lá chuối, tré gói lá ổi. Bí quyết làm tré là sau khi mua thịt heo nạc và ba chỉ về cắt mỏng cùng với các loại gia vị như đường, muối, tỏi trộn đều và gói lại. Sau đó ủ từ 2 đến 3 ngày mới đem ra dùng. Để tăng thêm độ hấp dẫn của tré, khi ăn cần cho thêm một ít đu đủ, cà rốt, củ kiệu, đậu phộng, tỏi…và đặc biệt phải ăn kèm tương ớt mới ngon. Tré được dùng như món khai vị trong các dịp lễ tiệc.

Tré là một món ngon, đặc sắc của biết bao thế hệ người dân xứ Quảng, Đà Nẵng. Mà không chỉ có thế, tré đã theo chân những người con quê hương đi qua khắp mọi miền để trở thành món ăn nổi tiếng khắp nơi trên cả nước.

Giá một chục tré loại 350gram gói giấy hay hộp nhựa khoảng 30 nghìn đồng. Tré thẩu lớn khoảng 85 nghìn đồng/thẩu, còn loại nhỏ khoảng 50 nghìn đồng. Ngoài tré ra, tại đây còn có bán nem và chả cũng rất ngon.

Đặc sản tré bà đệ Đà Nẵng

Chiều tan sở, rủ một vài người bạn nhậu, dăm ba cái tré cộng chút tương ớt thế là đủ cho một buổi tiệc rượu nhâm nhi đến tối. Và dường như đó đã trở thành thói quen, nét đặc trưng văn hóa của người dân xứ Quảng.
Sau những giây phút khám phá tham quan các địa điểm du lịch Đà Nẵng nổi tiếng, thưởng thức những món ngon trong văn hóa ẩm thực Đà Nẵng, thỏa sức mua sắm Đà Nẵng thì du khách đều mong muốn chọn mua những món quà hay đặc sản Đà Nẵng làm quà cho người thân của mình. Tré Bà Đệ Đà Nẵng là một đặc sản không thể bỏ qua khi du lịch Đà Nẵng.

Bánh khô mè Bà Liễu Đà Nẵng


Nếu bạn đến với thành phố Đà Nẵng mà không thưởng thức món Khô mè thì coi như bạn chưa đến với thành phố này. Đó là món quà quê mộc mạc và bình dị nhưng đã góp phần làm nên một nền ẩm thực bình dân và gần gũi của một Đà Nẵng hiền hòa trong lòng du khách.

Du khách đến Đà Nẵng thường chọn loại bánh lạ miệng này về làm quà Tết, vừa ngon lại giá rẻ thì còn gì bằng! Bánh khô mè khô giòn, kéo tơ dẻo, vị bùi, ngọt thanh, thơm mùi gừng và mè rang. Dạng bánh hình vuông, mỗi cạnh khoảng 4cm, có màu tượng trưng cho đất, được đóng gói mỗi hộp 24 cái.

Nguyên liệu làm bánh cũng rất dễ kiếm, gồm: Bột gạo, bột nếp, đường kính thắng lên với nước gừng và mè trắng chà vỏ.

Trước đây, bánh khô mè còn có tên là bánh“bảy lửa”, do khâu chế biến phải trải qua ngọn lửa 7 lần, còn ngày nay công đoạn đã được cải tiến đơn giản hơn. Đầu tiên, người ta chọn lấy gạo và nếp trắng, ngâm khoảng 1 giờ để sạch ráo xong đem xay bột. Rồi xúc hỗn hợp bột ướt này đem chà (dừng) vào khuôn bánh hình vuông, hấp cách thủy, đem nướng 3 lần, rồi tẩm nước đường gừng sao cho vừa phải không nhiều cũng không ít có những sợi tơ đường dẻo, trong lóng lánh dài khó đứt và cuối cùng là tắm một lớp áo mè.

Nói đến bánh khô mè Cẩm Lệ, người ta nghĩ ngay đến bánh khô mè bà Liễu là ngon nhất! Người có nhiều công sức và tâm huyết hơn 20 năm cải tiến khâu chế biến, đóng gói, tiếp thị truyền bá khắp cả nước và ra nước ngoài. Bà Liễu tên thật là Huỳnh Thị Điểu, sinh năm 1946, có cơ sở sản xuất ở số nhà 309 Ông Ích Đường, Cẩm Lệ, Hòa Vang, Đà Nẵng. Với 30 công nhân sản xuất bánh hàng ngày, chị đã không ngừng nâng cao chất lượng chiếc bánh khô mè và tiếng tăm cơ sở, mày mò cách bán hàng để khẳng định nhãn hiệu “Bánh khô mè bà Liễu” trên thương trường.

Bánh khô mè vốn kỵ gió, nếu ăn không hết lần 12 cái bánh sẽ ỉu xìu và chảy nước mất ngon. Chị đã cải tiến khâu đóng hộp bánh 24 cái nhỏ tách rời và có thể bảo quản trong vòng 5 tháng.

Nói về nguồn gốc của bánh khô mè có câu chuyện kể rằng: “Khi xưa muốn thi đỗ làm quan, học trò xứ Quảng phải gồng gánh lều chõng đi bộ 15 – 20 ngày ra kinh đô Huế dự thi. Để nhẹ gánh cho chồng, các bà vợ đảm đang đã nghĩ ra cách làm bột ngũ cốc (một thứ lương khô gọi là lớ), khi ăn chỉ cần trộn thêm đường vào. Lúc đó, ở làng Hòa Quý (Đà Nẵng), một người phụ nữ có sáng kiến biến bột lớ thành bánh khô mè như bây giờ để làm lương khô cho chồng về kinh thi. Khi đỗ đạt, trở về làm tri phủ, vị quan này đã tôn vinh công lao vợ bằng luôn đãi đằng quan khách bằng thứ bánh dân gian ấy như là dịp để khoe sự đảm đang, thông minh của vợ mình”.

Có thể nói, sự góp mặt của bánh khô mè đã trở thành một thương hiệu cho văn hóa ẩm thực của người dân đất Đà thành, một món đặc sản Đà Nẵng dân dã mà gắn bó với người dân từ bao năm. Nét độc đáo của món bánh khô mè ở làng Cẩm Lệ Đà Nẵng này là ở chỗ nó có thể làm từ rất nhiều loại bột trong ngũ cốc mà không chịu sự bó buộc khắt khe.

Cửa hàng bán chả bò Đà Nẵng


Đối với người dân Đà Nẵng, chả bò trở thành món không thể thiếu trong các dịp lễ tết, cưới hỏi, giỗ chạp và cả ngày thường.

Chả bò được làm bằng thịt bò đùi (loại 1) lọc bỏ hết gân, xay nhuyễn và không được trộn bất kỳ loại thịt nào cũng như các loại bột ngũ cốc khác.

chả bò Chả bò có mùi thơm đặc trưng rất khó quên, có vị ngọt dịu, không béo ngậy phù hợp với nhiều người, là món nhậu lý tưởng của các quý ông

Các phụ gia đi kèm là hành, tỏi, tiêu, ớt, đường, nước mắm, và một ít chất tạo dai phải đúng liều lượng, công thức của người trong nghề - bà Lê Thị Hường, chủ cơ sở nem chả có tiếng ở Đà Nẵng, người gắn bó với nghề hơn 50 năm nay cho biết - muốn chả bò ngon phải chọn được thịt bò thật tươi và từ khâu lọc thịt, xay thịt, trộn gia vị, gói chả đến khi chả luộc xong không nên quá 2 giờ đồng hồ.
Như vậy mới giữ được sự tươi nguyên của thịt, vị ngọt dịu, tự nhiên của chả bò. Lá dùng để gói là lá chuối đã được rửa sạch và luộc qua (đảm bảo độ mềm, không bị gãy khi gói).

Ngoài nguyên liệu là thịt bò tươi nguyên chất để tăng độ béo và sự thơm ngon, trong quá trình xay thịt cần cho thêm một ít mỡ heo hoặc dầu ăn. Chả bò ăn kèm với tỏi, hành tươi, rau thơm, có thể chấm muối tiêu hoặc nước mắm tỏi ớt tùy khẩu vị của mỗi người.

Theo bà Hường: "Chả bò vừa chín tới mới giữ được độ ngọt, cho nên khâu luộc chả và thời điểm vớt chả rất quan trọng, lửa đều thì khoảng 45 - 60 phút phải vớt ra ngay. Nếu để chả quá chín, bề mặt sẽ bị rỗ (lủng lỗ), mà chất lượng cũng bị giảm. Chính vì vậy, ở khâu này tôi luôn tự đảm nhận".
Chả Bò Đà Nẵng là một đặc sản được nhiều người ưa chuộng bởi tính tiện lợi, dễ ăn, dễ gói, thích hợp hương vị với mọi vùng miền. Bởi thế đây là đặc sản Đà Nẵng thích hợp để mua về làm quà.
Chả Bò Đà Nẵng khác với các loại chả Bò ở vùng miền khác bởi thành phần và hương vị món ăn. Các bạn sẽ nhận ra được sự khác biệt khi nếm thử một miếng chả, hơi giòn,vị ngọt đậm đà bởi 100% làm từ thịt bò, mùi thơm của tiêu, tỏi, hòa vào mùi bò hấp dẫn.

Chả Bò Đà Nẵng được trung tâm kỷ lục Việt Nam ghi nhận là 1 trong 50 đặc sản của nước. Được kiểm tra chất lượng cũng như an toàn thực phẩm kỷ lưởng, chả không có thành phần phèn sa cũng như chất bảo quản.

Cách sử dụng: Có thể ăn chơi kèm với muối, tỏi, ngò hoặc nem chua. Chả bò Đà Nẵng còn được chế biến trong món cháo Bò vô cùng thơm ngon. Thích hợp làm món khai vị trong các buổi đám tiệc. Nhâm nhi trong tiệc rựu... Ăn kèm với bánh mì...
Chả Bò Đà Nẵng được làm thành từng đòn rất tiện lợi, khoảng nữa kg 1 đòn cho quý khách mang đi gọn gàng. Thường phần chả sẽ có màu ửng đỏ hoặc màu hơi đậm tùy phần thịt bò chọn làm chả nhưng chất lượng cũng như hương vị đều ngon như nhau.

Bởi chả Bò Đà Nẵng nỗi tiếng được nhiều người lựa chọn tiêu dùng nên cũng không tránh khỏi những sản phẩm hàng nhái, không chính thống kém chất lượng cũng như không được kiểm định an toàn thực phẩm tràn ngập trên thị trường.
Để mua được cây chả bò ưng ý về chất lượng cũng như giá thành chuẩn mời các bạn liên hệ sđt: 0973.89.50.89, mua được những đòn chả chất lượng với giá tốt.

Dacsanngon3mien.net vinh dự khi là một trong những nơi cung cấp mua Chả bò, Tré bà Đệ đặc sản Đà Nẵng ngon, sạch chất lượng đến cho quý khách hàng. Còn chần chờ gì nữa hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0973.89.50.89/ 0126.789.8047 (Nga).

Tìm hiểu thêm: Đại lý Chả bò, Tré bà Đệ, Khô mè bà Liễu đặc sản Đà Nẵng giá sỉ tại Sài Gòn - Chả bò, Tré bà Đệ, Khô mè bà Liễu Đà Nẵng mua ở đâu giá sỉ tại HCM - Giá Chả bò, Tré bà Đệ, Khô mè bà Liễu đặc sản Đà Nẵng bao nhiêu

Nước mắm cốt Nam Ô mua ở đâu uy tín tại Hà Nội HCM

Giá nước mắm nhĩ Nam Ô Đà Nẵng bao nhiêu 1 lít - Giá nước mắm Nam Ô đặc sản Đà Nẵng bao nhiêu 1 lít - Nước mắm nhĩ Nam Ô mua ở đâu giá rẻ tại Hà Nội. Chia sẻ bởi dầu ăn meizan

Giá bán: 100.000 đồng/chai 1 lít
Nơi sản xuất: Làng Nam Ô – Đà Nẵng

Nước mắm Nam Ô là loại nước chấm danh tiếng của Đà Nẵng tồn tại từ lâu đời và có sức sống bền bỉ bởi chất lượng được kiểm chứng qua thời gian. Loại nước mắm đặc sản Đà Nẵng từ lâu đã trở thành món quà biếu ý nghĩ của khách phương xa khi đến Đà Nẵng.



Nước mắm Nam Ô ngon thế nào?
Nước mắm thường là món nêm, món nước chấm phổ biến của gia đình Việt. Nếu ở Miền Nam có nước nắm Phú Quốc thì ở miền Trung, cụ thể là ở Đà Nẵng lại có nước mắm Nam Ô cũng thơm ngon và nổi tiếng không kém. Đây là món đặc sản có cách chế biến gia truyền, tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có ở vùng dưới chân đèo Hải Vân.

Nước mắm Nam Ô được làm từ cá than, được đánh bắt vào tháng 3 hằng nàm vì khoảng thời gian này cá mới có độ đạm cao. Người ta đem cá ướp với muối sao cho thật đều và đặt ngay ngắn cá vào chum bằng gỗ mít. Phần dưới của chum có lót sạn to, vải lọc và chuộc để lọc tinh chất nước mắm từ cá than. Xong, đậy chum thật kín, nơi không gió, ít ánh sán, khô ráo, sạch sẽ, ủ cá trong vòng 6-7 tháng là bắt đầu có nước mắm tinh chất màu đỏ sậm, mùi thơm hấp dẫn.

Giá nước mắm Nam Ô thường đắt hơn các loại thông thường bán trên thị trường, nhưng bù lại giá tiền đi đôi với chất lượng. Nhiều gia đình chọn nước mắm Nam Ô thường xuyên cho bữa ăn, chủ yếu là làm nước chấm, còn nêm thì dùng muối hoặc các loại nước mắm thông thường khác. Về hương vị, thật khó có loại nước mắm nào sánh được với nước mắm Nam Ô, vị mặn thanh, nước màu cánh gián trong veo và mùi thơm hấp dẫn là những đặc điển nổi trội của loại đặc sản này.

Nước mắm Nam Ô ở Đà Nẵng
Đặc sản ngon 3 miền tại Đà Nẵng, chuyên cung cấp các loại nước mắm Nam Ô chính gốc Đà Nẵng với giá rẻ. Nước mắm Nam Ô là món ăn làm quà tặng ý nghĩa khi du lịch Đà Nẵng, dùng làm nước chấm cực ngon.

Giá bán Nước mắm Nam Ô tại shop chúng tôi như sau:

Nước mắm Nam Ô Bà Gia: 100.000 đồng/chai 1 lít.

Nước mắm Nam Ô, một đặc sản làm quà biếu của Đà Nẵng vô cùng tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Hãy liên hệ với dacsanngon3mien.net qua Hotline: 0973.89.50.89/ 0126.789.8047 (Nga), những chai nước mắm thơm ngon và sạch sẽ được trao đến tận tay quý khách hàng.

Đặc sản khác giới thiệu tới bạn: Cửa hàng bán mắm ruốc Dì Cẩn Đà Nẵng uy tín / Tôm khô Cà Mau Phú Quốc trở thành 1 trong những đặc sản Việt Nam

Tìm hiểu thêm: Giá nước mắm cốt Nam Ô đặc sản Đà Nẵng bao nhiêu 1 lít - Nước mắm cốt Nam Ô mua ở đâu giá sỉ tại Hà Nội - Nước mắm Nam Ô đặc sản Đà Nẵng mua ở đâu uy tín tại Sài Gòn

Đại lý sỉ mắm ruốc Dì Cẩn Đà Nẵng tại HCM ở đâu chính hãng?

Bán mắm ruốc Dì Cẩn tại HCM ở đâu chính hãng. Mắm nêm Đặc sản miền Trung mua chỗ nào ở Đà Nẵng

Liên quan: Mua dầu ăn meizanMón chả mực ngon

Mắm nêm Đặc sản miền Trung mua chỗ nào ở Sài Gòn

Mắm ruốc Dì Cẩn Đà Nẵng là đặc sản nổi tiếng của người dân Miền Trung với hương vị cực ngon, có thể ăn liền không cần chế biến và đặc biệt đây là món ăn đặc sản được nhiều người chọn làm quà biếu người thân sau mỗi chuyến đi du lịch ở mảnh đất Đà Nẵng này.

Vào những ngày trời lạnh, bạn làm mắm ruốc, ăn với cơm nóng, kèm theo một đĩa dưa leo, chuối chát, cà tím và vài trái ớt là có một bữa cơm hoàn hảo cho cả gia đình.



Mắm ruốc rất dễ ăn nên dễ tạo cảm giác nhớ và thèm bất chợt. Mắm ruốc dùng để ăn vặt cực kỳ ngon như xoài chấm mắm ruốc… Vị chua chua ngọt ngọt của xoài hòa quyện cùng vị mặn nồng, cay cay thơm thơm của mắm ruốc, vừa ăn vừa hít hà. Mắm ruốc Dì Cẩn có thể ăn kèm với món sứa trộn, đậu khuôn chiên ngon đúng điệu.

Bạn đang cần tìm chỗ mua mắm ruốc Dì Cẩn ở đâu tại Đà Nẵng

Mắm nêm Dì Cẩn tại Đà Nẵng là món ăn đặc sản độc đáo của người dân Miền Trung. Với hương vị mặn mà, cay cay, thơm thơm dậy mùi thật khó khiến cho thực khách cưỡng lại.

Mắm nêm còn gọi là mắm cái, là một dạng sản phẩm lên men làm từ cá. Cá được ướp muối, lên men, có thể được tách xương hoặc không, rồi phối trộn với một số loại phụ liệu như thính, thơm (khóm), đường… Trong đó mắm nêm dì Cẩn rất nổi tiếng tại Đà Nẵng.

Chất lượng hảo hạng về mùi thơm và hương vị của mắm nêm Dì Cẩn đã được công nhận qua nhiều năm. Nếu ai đã từng cầm trên tay một hũ mắm nêm Dì Cẩn cũng sẽ biết được hương thơm tỏa ra từ hũ mắm tuyệt vời đến mức nào. Mà với mắm nêm, người ta đánh giá cao mùi thơm của nó khi lựa chọn.



Với hương vị mặn mà, cay cay, thơm thơm dậy mùi thật khó khiến cho thực khách cưỡng lại. Mắm nêm Dì Cẩn còn được đánh giá ngon hay không là ở hương vị từ hũ mắm bay ra, mùi càng thơm mắm càng ngon. Mùi thơm của mắm nêm Dì Cẩn làm si mê tâm hồn bao thực khách phương xa.
Mắm nêm rất ngon nên có thể dùng ăn cùng với cơm ( cơm nóng và ăn vào mua thì quả là tuyệt vời ) cực kỳ ngon và đâm chất dân dã. Nhờ sự phát triển về nhu cầu ẩm thực của con người hiện đại ngày nay, họ đã kết hợp mắm nêm ăn kèm với nhiều món đặc sản ngon miệng xứ Đà Thành khác như:

Bánh tráng cuốn thịt heo, Bún mắm nêm thịt nướng,…hương vị thật thơm ngon khi mắm nêm hòa quyện cùng với thịt tạo cảm giác thật tuyệt vời và thú vị cho người thưởng thức.



Tìm hiểu thêm: Giá mắm nêm Đà Nẵng bao nhiêu 1 hộp. Mua mắm nêm Dì Cẩn Đà Nẵng ở đâu chính hãng. mắm dì cẩn chợ hàn

Tôm khô Cà Mau Phú Quốc trở thành 1 trong những đặc sản Việt Nam

(Dầu ăn Meizan) Trong năm 2017, sau một thời gian đề cử, bình chọn, tổ chức Kỷ lục Việt Nam vừa chính thức công bố Top 10 đặc sản quà tặng nổi tiếng Việt Nam (năm 2017). Đây là những đặc sản nổi tiếng, rất thích hợp để làm quà tặng cho người thân sau mỗi chuyến hành trình.

Tin liên quan:


Dưới đây là Top 10 đặc sản quà tặng nổi tiếng Việt Nam 2017 do tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings công bố.


10. Tôm khô (Cà Mau, Phú Quốc)





Tôm khô Cà Mau thường làm bằng phương pháp thủ công phơi nắng, lột vỏ. Tôm khô có màu đỏ hồng tự nhiên, thịt tôm khô và dẻo, có vị ngọt đậm đà, không có mùi nồng. Để làm nên những con tôm khô ngon phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định, khâu luộc tôm được xem là quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng tôm khô. Tỉ lệ muối trong khi luộc là yếu tố quyết định, phải là người có kinh nghiệm thì sản phẩm làm ra mới vừa ăn mà vẫn giữ được hương vị của tôm.


1. Chè Shan tuyết Suối Giàng (Yên Bái)




Bất kỳ ai khi đến với Suối Giàng đều ấn tượng những cây chè Shan tuyết to lớn thân nhuộm màu trắng mốc, uốn lượn nhiều cành buộc người hái phải trèo lên mới thu hoạch được. Chè ở đây búp to, phủ một lớp lông tơ mịn như nhung, trắng như tuyết. Bởi thế người ta gọi là chè Shan tuyết.

Để pha được một ấm chè Shan tuyết thơm hương, đậm vị và nước màu vàng óng, người dân ở Suối Giàng thường dùng loại ấm đất nung già và nước trên núi chảy về đun sôi đủ độ. Sau khâu tráng chè là chế nước sôi vào đầy ấm để bọt trào ra ngoài, đậy nắp lại chờ chừng 10 phút. Chè được rót làm hai lượt để các chén có màu và vị như nhau. Trong làn khói tỏa dậy hương nghi ngút, nhấp từng ngụm bạn sẽ cảm nhận vị ngọt thanh tao sau hàng giờ vẫn chưa tan nơi đầu lưỡi.

2. Bánh đậu xanh Hải Dương (Hải Dương)

Bánh đậu xanh được sản xuất từ bột đậu xanh nguyên chất, đường trắng tinh luyện và dầu thực vật. Bánh đậu xanh là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng thích hợp với mọi lứa tuổi, nhất là người già và trẻ em.





Thưởng thức món đặc sản miền Bắc này cũng cần một nghệ thuật. Khi thưởng thức bánh đậu xanh Hải Dương phải chầm chậm cho từng miếng một vào miệng, để từng miếng bánh tan vào trong miệng mới cảm nhận hết được vị ngon của bánh. Thêm một chén trà nóng bạn sẽ thấy bánh thật ngậy và thơm ngon, mát dịu.


3. Kẹo mè xửng (Thừa Thiên-Huế)

Tên gọi của kẹo mè xửng do hai yếu tố tạo thành bao gồm mè (vừng) và xửng (cách hoán đường thành chất dẻo cô đặc). Mè xửng có độ dẻo đến mức có thể cuộn tròn hoặc bẻ gập thanh kẹo nhưng bỏ tay ra nó lại trở về tư thế ban đầu. Mè xửng giòn, thành phần bột đậu nhiều hơn, đường ít hơn, được bọc ngoài một lớp bánh đa nướng, ăn giòn tan trong miệng. Mè xửng gương, giơ lên ngắm thấy trong suốt như gương. Mè xửng đen gồm toàn vừng đen bùi và bổ…




Người dân xứ Huế có thói quen uống trà và ăn nhâm nhi thanh mè xửng, vừa thưởng thức vừa đọc sách... Mè xửng đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa Huế. Kẹo này cũng thường được dùng làm quà biếu khi du khách đến Huế.


4. Tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Tỏi Lý Sơn là loại tỏi quý ở Việt Nam, nó được trồng trên đất đảo Lý Sơn, vùng đất được hình thành do quá trình hoạt động núi lửa và sự bồi đắp của cát biển, đá san hô biển tạo nên, với sự đặc biệt về thổ nhưỡng và kinh nghiệm truyền thống bao đời từ khi khai sinh vùng đất đảo đã làm cho tỏi Lý Sơn có hương vị riêng và đặc biệt.




5. Rượu Bàu Đá (Bình Định)

Rượu Bàu Đá đã từng được nhà thơ Nguyễn Duy phong là "Đệ nhất tửu" sau khi ông vào tận nơi để thưởng thức. Rượu Bàu Đá là sự cộng hưởng của nhiều nhân tố. Đầu tiên đó là sự thừa hưởng dòng nước ngọt ngào của ngọn nguồn sông Kôn, được ủ lạnh, lọc trong từ những hộc đá ngầm. Tiếp đến là sự khéo léo, cần mẫn của con người vùng “đất võ trời văn”. Sự cộng hưởng giữa thiên nhiên và tài hoa con người đã tạo nên thứ rượu đậm đà.

6. Yến Sào (Khánh Hòa)





Yến sào hay tổ chim yến là loại thực phẩm từ lâu đã được xếp vào hàng “cao lương mỹ vị”. Tổ yến có vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn. Dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, tổ yến còn dùng để tiềm với táo tàu, hạt sen, hoài sơn, nhân sâm, đương quy, kỷ tử… làm thuốc bổ dưỡng cho người già yếu.

7. Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)

Bất kể ai có dịp đến với TP Tây Nguyên này đều muốn được một lần thưởng thức hương vị cà phê đậm chất Ban Mê. Tuy không thể định nghĩa một cách rõ ràng nhưng khi đã một lần nhấp thử sẽ chẳng thể nào quên được vị thơm lừng, khác biệt. Tuy nhiên, theo những người sành điệu uống cà phê Buôn Ma Thuột thì rang xay chế biến cà phê thủ công vẫn có hương vị hấp dẫn hơn cả.

8. Sâm Ngọc Linh (Kon Tum)





Sâm Ngọc Linh hay sâm Việt Nam là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Sâm Ngọc Linh chứa nhiều hợp chất quý có tác dụng tốt với sức khỏe con người và được đánh giá còn có nhiều tác dụng hơn cả nhân sâm Triều Tiên. Nhân sâm Ngọc Linh có thể cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, chữa bệnh sốt rét, đau bụng, phù thũng.

Đặc biệt, nhân sâm Ngọc Linh có tính năng mà nhân sâm Triều Tiên không có đó là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống ôxy hóa, hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh và thuốc trị bệnh tiểu đường.

9. Mật ong Gia Lai (Gia Lai)

Mật ong ở Gia Lai có vị ngọt thanh, màu vàng óng ánh trong suốt đặc quánh, độ kết dính cao, có mùi thơm, có vị ngọt tinh khiết, không bị kết tinh; không bị nhiễm bất kỳ loại kháng sinh nào.


QUỲNH TRANG - Ảnh: Vietkings cung cấp 


Nguồn: http://plo.vn/van-hoa-giai-tri/toi-tom-kho-thanh-qua-tang-noi-tieng-cua-viet-nam-708561.html














Bạn đã biết cách làm món chả mực ngon chưa?

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết cách làm món chả mực ngon mà không ai cũng biết. và từ nay bạn có thể tự tin vào bếp chuẩn bị những phần chả mực ngon cho mâm cơm gia đình mình mà không cần phải ra ngoài hàng tìm mua rồi đấy!

Tin liên quan:







Cach lam cha muc cuc ngon, ai an cung ghien
Hình minh họa.


Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách làm chả mực thơm ngon này gồm có:
1.   Mực: 500-600g, có thể mua mực ống hoặc mực lá đều được, bạn phải chọn những con mực thật tươi ngon, màu sáng hồng, còn nguyên râu để đảm bảo cho cách làm chả mực ngon đúng chuẩn nhé.
2.   Thịt ba chỉ: 100g.
3.   Tôm sú: 150g.
4.   Hành khô, tỏi: 50g.
5.   Ớt sừng: 5 trái, nếu làm cho các bé yêu ăn thì không cho ớt vào nhé.
6.   Hành lá, rau mùi: 100g.
7.   Chanh tươi:  1/2  trái.
8.   Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn, tiêu bột.
Tìm hiểu thêm về:

Sơ chế nguyên liệu cho cách làm chả mực như sau:
– Đối với mực, sau khi mua về, bạn hãy làm sạch, sau đó, hãy lấy bỏ phần xương sống, mắt mực, túi mực, và lột nhẹ lớp màng bên ngoài, rồi rửa lại 1 lần nữa với nước có pha chút muối rồi dùng giấy thấm dầu thấm khô, thái con chì là được.
– Đối với tôm sú, bạn hãy lột vỏ, sau đó rửa sạch, rồi tiến hành rút bỏ đường chỉ đen trên sóng lưng của những con tôm sú rồi hãy để ra rổ cho ráo nước rồi thấm khô.
– Với nguyên liệu là thịt ba chỉ: bạn hãy cắt bỏ phần da, rửa sạch rồi sau đó vớt ra rổ để ráo, thấm khô, thái thành những miếng nhỏm là được.
– Một số nguyên liệu như gia vị, các loại rau, bạn cũng tiến hành sơ chế như sau:
-      Với hành khô, tỏi: bạn hãy làm sạch sau đó băm nhỏ chúng ra và để vào bát nhỏ.
– Hành lá, rau mùi: Bạn hãy tiến hành nhặt và rửa sạch hành lá, rau mùi, sau dó để ra rôt cho ráo nước và thái nhỏ.
– Với ớt sừng: Bạn hãy bỏ cuống, rửa sạch, 2 trái thái lát, 3 trái để nguyên.
– Chanh tươi: bạn cắt ra, vắt lấy nước cốt.
Cách làm chả mực được thực hiện lần lượt qua các bước sau đây:
Bước 1- Bước đầu tiên là khâu ướp nguyên liệu làm chả mực cho món ăn có hương vị thơm ngon, vừa miệng.
Đầu tiên, bạn hãy cho các nguyên liệu đã được xử lý trên đây gồm: mực, thịt ba chỉ, tôm, hành khô, tỏi, hành lá, rau mùi, 1,5 thìa hạt nêm, 1,5 thìa nước mắm, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa tiêu vào chung với nhau, và đảo đều lên là được.
Bước 2- Đây là bước bạn có thể tiến hành làm chả mực:
– Cách 1: Nếu có cối đá, bạn hãy để cho hỗn hợp ngấm gia vị trong khoảng thời gian tầm 1 tiếng và cho vào cối đá, giã nhuyễn hỗn hợp này trong cối, rồi sau đó hãy quết vào nhau để món chả mực ngon, giòn, dai, hấp dẫn hơn
– Cách 2: Nếu bạn không có cối đá và muốn làm nhanh hơn. Bạn có thể tiến hành theo cách này: hãy tiến hành cho hỗn hợp các nguyên liệu đã ướp gia vị vào ngăn đông tủ lạnh 3 tiếng, sau đó, bạn hãy lấy ra cho vào máy xay sinh tố tiến hành xay nhuyễn, rồi cho vào tô lớn, dùng thìa lớn quết đều nhiều lần là bạn sẽ có món chả mực giòn dai như ý.
Bước 3: Chiên chả mực:
– Bạn hãy dùng tay có thấm ít dầu ăn, tiến hành chia chả mực đã chuẩn bị ra thành nhiều phần bằng nhau, sau đó hãy nặn chả mực theo hình thù bạn yêu thích, khi dầu ăn nóng lên, bạn hãy cho chả mực vào chảo, chú ý, hãy đảm bảo lượng dầu vừa đủ sao cho khi chiên ngập miếng chả mực. Trong quá trình chiên, hãy vặn nhỏ lửa để miến chả mực chín vàng đều, thơm ngon hấp dẫn nhé. Sau một lúc, khi thấy từng miếng chả mực trong nồi đã vàng rộm, dậy mùi thơm, lúc này, bạn hãy cho chả mực ra đĩa có giấy thấm dầu rồi mới bày ra đĩa, có thể trang trí thêm cà chua tỉa hoa tròn, rau mùi, dưa leo thái lát sao cho đẹp mắt nhé.
Bước 4: Làm nước mắm chanh tỏi ăn kèm chả mực:
Bạn hãy cho vào cối các nguyên liệu gồm: 3 trái ớt, 5 múi tỏi, 1 thìa đường rồi tiến hành giã thật nhuyễn hỗn hợp này, sau đó hãy múc ra bát, trộn đều với 3 thìa nước mắm nguyên chất, khuấy tan lên, và sau đó cho thêm 1 thìa nước cốt chanh nữa là bạn đã hoàn thành xong cách làm nước chấm ăn kèm với chả mực vô cùng thơm ngon rồi đấy.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với công thức nấu ăn mà Phụ Nữ News chia sẻ trên đấy nhé.
Xuân Phúc
Tag: công thức chả mực, cách làm chả mực quảng ninh, cách làm chả mực hải phòng, mực mai, chả mực bao nhiêu tiền 1kg, giá chả mực, chả mực nấu với gì, làm chả mực cho bột gì